Hiển thị các bài đăng có nhãn tiêu khiết thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiêu khiết thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Đau họng, mất giọng, mệt mỏi… là nỗi ám ảnh suốt bao nhiêu năm của cô gái Đỗ Thị Thư (sinh năm 1993, hiện đang là nhân viên bán hàng tại địa chỉ 21 Chính Kinh, Thanh Xuân, Hà Nội). Bệnh cứ đều đặn “đến hẹn lại lên” mỗi khi thời tiết trở trời, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn mang đến không biết bao nhiêu phiền toái cho cô. Nhưng rất may, cô đã tìm được phương pháp hiệu quả để ngăn căn bệnh này.

Trở trời là họng lại sưng đau, mất tiếng

Thư cho biết, từ nhỏ họng của cô đã rất kém, cứ mỗi lần trở trời là y rằng họng lại sưng đau khiến cô không ăn uống được, cảm giác như lúc nào cũng có cục đờm đặc quánh tắc nghẽn trong cổ. Thông thường khoảng 1 ngày sau khi phát bệnh, cô bắt đầu khản giọng, có khi mất tiếng hoàn toàn. “Mỗi lần nói chuyện với bạn bè, thầy cô giáo em cứ phải gằn giọng cho mọi người nghe thấy nên rất là mệt. Nhất là khi đi làm, công việc bán hàng phải nói chuyện với khách nhiều nên càng phiền. Khách hàng mua thuốc họ thường hỏi rất lâu, có người đứng hỏi cả tiếng đồng hồ nên những hôm trở trời đúng là cực hình với em. Thế nên những ngày bị bệnh, em thường phải xin nghỉ học hoặc nghỉ làm” – Thư cho biết.
Vì việc đau họng, mất tiếng ảnh hưởng lớn đến học tập, sinh hoạt nên Thư rất ý thức giữ gìn. Thư kể: “Mỗi lần trời hơi trở lạnh là em đã phải quàng khăn chặt kín cổ, không dám hở ra chỗ nào. Không dám ăn kem, không uống nước đá. Thế nhưng vẫn không tránh khỏi, mỗi năm ít nhất vẫn 2 lần phải uống kháng sinh. Mà vì sốt sắng muốn nhanh khỏi nên em phải uống kháng sinh liều nặng, uống thuốc vào người rất mệt không muốn làm gì hết. Chú em làm bác sĩ khám cho em và bảo em bị viêm amidan”.
Không những mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc mà Thư còn cho biết, căn bệnh này làm cho “cái tính của em nó xấu đi”. Vì mỗi lần đau, cô thường hay cáu gắt với tất cả mọi người, ai làm gì không hợp ý là cáu, thậm chí, người nhà quan tâm động viên ăn uống cũng cáu.

May mắn biết đến Tiêu Khiết Thanh

Thư vốn học về dược, hiện đang làm nhân viên bán thuốc nên được tiếp xúc với rất nhiều loại thuốc. Vì vậy, để chữa căn bệnh của mình, ngoài uống kháng sinh, Thư còn uống rất nhiều loại thuốc đông y khác nhau: “Nói chung những khi trở trời thì hầu như lúc nào trong túi em cũng phải có những viên thuốc ngậm. Nhưng cũng chỉ đỡ được lúc ngậm thôi, chứ xong thì lại đau như thường chứ không khỏi”.


Em Đỗ Thị Thư (bên phải) vui vẻ tiếp chuyện phóng viên bằng giọng nói trong trẻo của mình

Rồi may mắn cũng đến với Thư sau một lần nghe thông tin trên báo chí về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh rất tốt cho những người bị khản tiếng, mất tiếng. Cửa hàng thuốc nơi Thư bán cũng nhập Tiêu Khiết Thanh về bán, Thư đã tìm hiểu rất kỹ về sản phẩm này: “Vì có kiến thức về dược, nên khi đọc trên thành phần Tiêu Khiết Thanh nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, lại có cao rẻ quạt, rất quý mà hầu như không có sản phẩm nào ở Việt Nam có nên em đã quyết định dùng. Không ngờ rất hiệu quả. Lúc bị bệnh uống Tiêu Khiết Thanh được 3 ngày thì em thấy họng bắt đầu đỡ đau, giọng nói trở nên nhẹ nhàng hơn, dần dần hết đau, hết đờm. Em uống liều 4 viên/ngày sau một thời gian thì giảm xuống 2 viên/ngày và duy trì đều đặn như vậy. Đến bây giờ em đã uống  được khoảng 2 năm và thấy rất hiệu quả, giọng nói không bị khản nữa mà rất trong trẻo. Đặc biệt, tần suất bị đau họng giảm xuống hẳn, mỗi năm cùng lắm chỉ bị một lần, mà mỗi lần bị cũng không đau, không mệt như trước nữa, em gần như không phải dùng đến kháng sinh. Bây giờ, lúc trở trời em cũng không phải kè kè cái khăn bên người, đã có thể ăn kem hay uống nước đá mà không sợ bị đau họng”.
Thư cũng cho biết, thấy Tiêu Khiết Thanh hiệu quả nên cô đã giới thiệu cho chị gái mình làm nghề giáo viên. “Chị em làm giáo viên trông trẻ rất hay bị khản giọng, em bảo uống Tiêu Khiết Thanh thì thấy đỡ hẳn, chị ấy không bị khản giọng nữa”.
Tùng Khôi

(Theo lời kể của Đỗ Thị Thư)

Là giáo viên 13 năm trong nghề, chị Nguyễn Thị Hà- sinh năm 1979 (trú tại nhà số 6, ngõ 112/29 phố Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải sống chung với bệnh viêm họng hạt, khản tiếng nhiều năm nay. Mỗi khi giảng bài chị đều phải dùng máy trợ giảng, cứ nói vài câu là lại bị hụt hơi, khản giọng rồi mất tiếng.

Chị Hà cho biết: Vào nghề được 7 năm thì họng của chị bắt đầu có vấn đề, tình trạng viêm họng hạt, khản tiếng diễn ra thường xuyên do chị phải nói liên tục. Thời gian đầu chị cố nói to, sau đó tiếng bị khản nên chị phải dùng thiết bị trợ giảng.

Chị Hà chia sẻ thêm: “Hàng tháng, tôi đều bị viêm họng và uống thuốc kháng sinh khoảng 10 ngày. Buổi sáng và tối, tôi súc họng bằng nước muối loãng. Tuy nhiên, bệnh thường xuyên tái phát mặc dù tôi giữ gìn rất cẩn thận. Nếu chẳng may uống nước lạnh thì tôi còn bị viêm họng đến mức nổi hạch ở cổ. Tháng 8/2014, tôi đến bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ khám và được bác sĩ chẩn đoán bị hạt xơ dây thanh, chèn ép gây khản tiếng, mất tiếng nên phải phẫu thuật”.



Chị Hà với niềm vui đẩy lùi được khản tiếng, mất tiếng

Tiếp tục câu chuyện, chị nói: Tháng 9/2014, tôi vào viện cắt hạt xơ dây thanh. Về nhà, tôi kiêng nói 10 ngày, không ăn đồ lạnh và chất kích thích, tình trạng khn tiếng được cải thiện nhưng tôi vẫn bị viêm họng. Sau đó, một người đồng nghiệp khuyên dùng thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh để hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh, nên tôi đã mua sản phẩm này về sử dụng bắt đầu từ 8/3/2015. Uống Tiêu Khiết Thanh được 3 tháng với liều 4 viên/ngày chia 2 lần (sáng, tối), tôi thấy giọng nói trong hơn. Từ khi phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh và sử dụng Tiêu Khiết Thanh đến nay, tình trạng viêm họng của tôi đã giảm hẳn, giọng nói trong sáng, giảng bài cũng không phải dùng thiết bị trợ giảng nữa”.

Đưa cuốn sổ y bạ những lần khám trước đây, chỉ vào đơn thuốc bác sĩ kê, chị cho biết:Trước đây, mỗi lần viêm họng, khn tiếng, uống thuốc theo đơn bác sĩ kê là tôi lại bị đầy bụng nhưng khi chuyển sang dùng Tiêu Khiết Thanh, tôi không thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, vẫn ăn ngủ tốt, họng bớt viêm, tiếng không bị khản mà còn trong sáng hơn. Gần đây đi khám, bác sĩ nói họng và dây thanh của tôi đã ổn định, tôi mừng lắm. Thời gian tới tôi sẽ vẫn dùng Tiêu Khiết Thanh để phòng viêm họng, khản tiếng và ngăn không cho hạt xơ dây thanh tái phát”.

Chia sẻ thêm, chị Hà cho hay: Để đẩy lùi khản tiếng, mất tiếng, hiện nay, mỗi ngày chị đều đặn súc họng nước muối sinh lý vào buổi sáng và tối, uống Tiêu Khiết thanh thường xuyên, không uống nước lạnh, không ăn cay. Thật mừng vì giọng nói của chị giờ đây trong trẻo như xưa, thiết bị trợ giảng đã được cất vào một chỗ để học sinh thân yêu có thể nghe được giọng thật của chị.

Mi Anh
(Ghi theo lời kể của chị Nguyễn Thị Hà)



Viêm thanh quản là một bệnh liên quan đến rối loạn phát âm như khản tiếng, khó nói, mất tiếng, đau, nóng, ngứa, rát họng …. gây không ít bất tiện trong cuộc sống cũng như trong giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Có rất nhiều các cách để phòng ngừa và điều trị viêm thanh quản, trong số đó không thể không kể đến các bài thuốc được lưu truyền từ lâu trong dân gian từ những nguyên liệu có sẵn trong đời sống hàng ngày.

 Sơ lược về viêm thanh quản:

Thanh quản bao gồm hai chức năng: hô hấp và phát âm. Bình thường, tiếng nói trong trẻo, âm sắc rõ ràng, nhưng sau cơn ho thì giọng nói bị khản, rè rồi nặng hơn là thều thào, yếu ớt, đứt quãng, mất tiếng. Không chỉ có khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản còn kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như: nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng,...  

Bệnh thường xảy ra với những người do tính chất công việc thường xuyên phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục khiến kích ứng dây thanh quá mức, dẫn đến tổn thương dây thanh (giáo viên, ca sĩ, tư vấn bán hàng, doanh nhân,...). Bên cạnh đó, những người phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, hít phải hóa chất hay bị nhiễm cúm cũng khiến dây thanh bị viêm nhiễm. Yếu tố thuận lợi phát bệnh là nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh, thời tiết chuyển mùa,hay do vi khuẩn, virus...

 Một số bài thuốc dân gian trị viêm thanh quản



Quất chưng đường phèn giúp chữa viêm thanh quản
Cùng với việc đẩy lùi khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản bằng các loại thuốc thông thường, bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc đơn giản từ thực phẩm tự nhiên như:
- Nước giá đậu xanh: Lấy 100g giá sống, rửa sạch cho vào bát. Rửa tay sạch, bóp nát giá, sau đó đổ lượng nước sôi ngang bằng giá. Đậy nắp lại khoảng 15 phút, bỏ xác giá, lọc lấy nước uống (2 – 3 lần mỗi ngày).
- Quất chưng đường phèn: Cắt hai trái quất ra thành các khoanh mỏng, bỏ hạt có tác dụng trị viêm họng, viêm thanh quản hiệu quả. Sau đó đập nát một cục đường phèn nhỏ cho vào và đem chưng cách thủy khoảng 30 phút, để nguội rồi ngậm trong ngày.
- Húng chanh chưng đường phèn: Dùng 5-10 lá hung chanh, rửa sạch, cắt nhỏ, và cho vào tô chưng cách thủy với đường phèn 20 phút. Để nguội, ngậm trong ngày.
- Chè đậu xanh nguyên vỏ: Nấu khoảng 50g hạt đậu xanh nguyên vỏ, khi đậu xanh chín thì cho thêm đường và ăn trong ngày.

Nguyễn Lan



THÔNG TIN SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

Thành phần của Tiêu Khiết Thanh:

Mỗi viên chứa:
Cao bán biên liên: 300mg
Cao rẻ quạt: 120mg
Cao bồ công anh: 50mg
Cao sói rừng: 50mg

Công dụng:

- Giúp phòng ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như: Viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng.
- Hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói.

Đối tượng sử dụng: 
 - Người bị viêm đường hô hấp trên mạn tính: viêm thanh quản, khản tiếng, viêm amidan.

Hướng dẫn sử dụng:

- Phòng ngừa: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
- Hỗ trợ điều trị: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên.
- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h
- Nên dùng một đợt liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Đăng ký: 15650/2014/ATTP-XNCB.
Sản xuất bởi: Công ty TNHH Tư vấn Y dược quốc tế IMC.
Địa chỉ: B18+19 Khu Hoàng Cầu - ô Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

More

Chuyên mục chính