MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM THANH QUẢN MẠN

Viêm thanh quản mạn là viêm mạn tính niêm mạc  thanh quản, là tình trạng niêm mạc thanh quản bị biến đổi sau nhiều đợt viêm cấp tính. Viêm thanh quản mạn thường gặp ở người lớn gây khản tiếng, mất tiếng nên viêm thanh quản không đặc hiệu thường đi đôi với các tổn thương chức năng ở thanh quản.

Viêm thanh quản mạn thường gặp ở người lớn

1.      Nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn

Có nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản có thể do virus, viêm nhiễm, … hoặc có thể không rõ nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến như:
-          Do tính chất công việc: Các công việc  phải nói nhiều như giáo viên, diễn viên, người bán hàng, phát thanh viên… thở thổi thủy tinh.
-          Do viêm nhiễm:
+ Viêm mũi – xoang mạn, đặc biệt khi mủ chảy ở mũi sau về đêm nhiều, qua họng xuống gây kích thích thanh quản.
+ Viêm nhiễm khí – phế quản và phổi hiếm gặp hơn.
-          Do các yếu tố khác:
+ Nghiện thuốc lá, uống rượu
+ Làm việc nơi nhiều bụi, hơi khí kích thích
+ Do thời tiết: lạnh, ẩm, thay đổi thời tiết đột ngột.
-          Do thể trạng
+ Suy nhược cơ thể
+ Nhược cơ
+ Suy gan, xơ gan
+ Viêm loét dạ dày- tá tràng

2.      Điều trị viêm thanh quản

-          Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế nói, đặc biệt tránh nói nhiều, nói to, …
-          Tránh các yếu tố kích thích như: Thuốc lá, khói bụi, lạnh…
-          Tùy thể bệnh ta có các mức độ thực hiện khác nhau: dùng thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm, chấm thuốc, ….

3.      Nhưng lưu ý đối với bệnh nhân viêm thanh quản

-          Hạn chế và phân bổ thời gian nói hợp lý, nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như mic, loa…
-          Uống nhiều nước, đặc biệt là nước trà ấm. Cần bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi như cam, bưởi…
-          Thường xuyên vệ sinh mũi họng, điều trị dứt điêm các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…
-          Đeo khẩu trang để tránh bụi, sử dụng dụng cụ bảo vệ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại, giữ cho cơ thể luôn ấm.
-          Chườm nóng trước cổ, súc miệng nhiều lần bằng trà, ngậm mật ong chanh.
-          Không nên uống nước đá, la hét, khạc nhổ gây ảnh hưởng tới thanh quản.
Viêm thanh quản mạn tính thi thoảng lại xuất hiện các cơn cấp tính khi gặp các yếu tố thuận lợi vì vậy cần thực hiện các biện pháp phòng tránh viêm thanh quản để tránh sự tái phát của bệnh. Ngoài việc phòng tránh bằng các biện pháp trong sinh hoạt hàng ngày, có thể sử dụng thêm một số chế phẩm được tổng hợp từ các thảo dược có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng.
Lê Trang


0 nhận xét:

Đăng nhận xét