Hiển thị các bài đăng có nhãn viêm thanh quản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn viêm thanh quản. Hiển thị tất cả bài đăng
Viêm thanh quản là một bệnh liên quan đến rối loạn phát âm như khản tiếng, khó nói, mất tiếng, đau, nóng, ngứa, rát họng …. gây không ít bất tiện trong cuộc sống cũng như trong giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Có rất nhiều các cách để phòng ngừa và điều trị viêm thanh quản, trong số đó không thể không kể đến các bài thuốc được lưu truyền từ lâu trong dân gian từ những nguyên liệu có sẵn trong đời sống hàng ngày.

 Sơ lược về viêm thanh quản:

Thanh quản bao gồm hai chức năng: hô hấp và phát âm. Bình thường, tiếng nói trong trẻo, âm sắc rõ ràng, nhưng sau cơn ho thì giọng nói bị khản, rè rồi nặng hơn là thều thào, yếu ớt, đứt quãng, mất tiếng. Không chỉ có khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản còn kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như: nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng,...  

Bệnh thường xảy ra với những người do tính chất công việc thường xuyên phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục khiến kích ứng dây thanh quá mức, dẫn đến tổn thương dây thanh (giáo viên, ca sĩ, tư vấn bán hàng, doanh nhân,...). Bên cạnh đó, những người phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, hít phải hóa chất hay bị nhiễm cúm cũng khiến dây thanh bị viêm nhiễm. Yếu tố thuận lợi phát bệnh là nhiệt độ thay đổi từ nóng sang lạnh, thời tiết chuyển mùa,hay do vi khuẩn, virus...

 Một số bài thuốc dân gian trị viêm thanh quản



Quất chưng đường phèn giúp chữa viêm thanh quản
Cùng với việc đẩy lùi khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản bằng các loại thuốc thông thường, bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc đơn giản từ thực phẩm tự nhiên như:
- Nước giá đậu xanh: Lấy 100g giá sống, rửa sạch cho vào bát. Rửa tay sạch, bóp nát giá, sau đó đổ lượng nước sôi ngang bằng giá. Đậy nắp lại khoảng 15 phút, bỏ xác giá, lọc lấy nước uống (2 – 3 lần mỗi ngày).
- Quất chưng đường phèn: Cắt hai trái quất ra thành các khoanh mỏng, bỏ hạt có tác dụng trị viêm họng, viêm thanh quản hiệu quả. Sau đó đập nát một cục đường phèn nhỏ cho vào và đem chưng cách thủy khoảng 30 phút, để nguội rồi ngậm trong ngày.
- Húng chanh chưng đường phèn: Dùng 5-10 lá hung chanh, rửa sạch, cắt nhỏ, và cho vào tô chưng cách thủy với đường phèn 20 phút. Để nguội, ngậm trong ngày.
- Chè đậu xanh nguyên vỏ: Nấu khoảng 50g hạt đậu xanh nguyên vỏ, khi đậu xanh chín thì cho thêm đường và ăn trong ngày.

Nguyễn Lan




Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là nguyên nhân phổ biến gây các bệnh về hệ hô hấp như viêm họng. viêm mũi, viêm thanh quản…Với các triệu chứng như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, khản tiếng, mất tiếng,khó nói ......

Mẹo hay chữa viêm họng

    - Súc miệng, họng với nước muối ấm hàng ngày : Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng xuađ ược cảm giác đau rát cổ họng, giúp sát khuẩn họng cải thiện các triệu chứng của viêm họng. Bạn có thể pha 1 thìa   muối với khoảng 250 ml nước lọc ấm và súc miệng mỗi giờ một lần.
    - Uống trà và mật ong: Trà và mật ong được xem như những loại "thảo dược" thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác  đau họng, là biện pháp chữa viêm họng hiệu quả được áp dụng từ xa xưa để trị viêm họng. Dùng 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm nửa quả chanh vắt.
    -  Mật ong và chanh là công thức tuyệt vời cho bệnh viêm họng giúp điều trị các triệu chứng của bệnh viêm họng, làm giảm đau họng, ngứa họng, rát họng.

Mật ong và chanh giúp chữa viêm họng hiệu quả
       - Nghệ: Nghệ cũng dùng để chữa ho, chữa viêm họng, giúp làm lành vết thương vết loét ở niêm mạc họng. Lấy một nửa cốc nước nóng, thêm một ít muối vào, sau đó cho nửa thìa bột nghệ rồi khuấy đều và uống ngày một lần, liên tục trong 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm.
    - Tắm nước nóng: Có thể xoa dịu chứng đau cổ họng bằng cách hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên.
    - Tránh xa khói thuốc lá: Thuốc lá có thể là thủ phạm khiến bạn bị đau họng và nó càng làm cho tình trạng viêm họng càng trở nên xấu  hơn. Vì thế, khi bị viêm họng, việc tránh xa khói thuốc lá càng là điều rất cần thiết. Không nên uống nước quá nóng hay quá lạnh.
Cần tới gặp bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng cảnh báo như đau họng và khản tiếng kéo dài trong nhiều ngày hoặc bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Nguyễn Huyên

Làm việc trong môi trường độc hại, hò hét, nói to, nói nhiều, nói liên tục… là những nguyên nhân gây viêm thanh quản, khản tiến,  mất tiếng thường gặp. Ban đầu, người bệnh thấy sốt, nhức đầu, mệt mỏi, chảy nước mũi, đau họng, cảm giác nón,rát và khô hoặc như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến, giọng nói bị khản đặc, thậm chí gây mất tiếng.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản như: phát âm quá mức do đặc thù nghề nghiệp ở những người sử dụng tiếng nói làm công cụ lao động (người bán hàng, phát thanh viên, ca sĩ, giáo viên…); do viêm, nhiễm virus, vi khuẩn trong viêm mũi, viêm họng, đặc biệt khi bị lạnh, ẩm, thay đổi thời tiết đột ngột, có các ổ viêm mạn như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng… rất dễ lan xuống gây viêm thanh quản, gây khản tiếng, mất tiếng hay  do thanh quản bị kích thích ở những người nghiện thuốc lá, rượu bia, tiếp xúc với hóa chất, ăn uống quá lạnh, quá nóng; có tổn thương thực thể như hạt xơ dây thanh, u nang, polyp dây thanh,…                   


cách chữa khản tiếng
Viêm thanh quản gây khản tiếng, mất tiếng

Điều trị viêm thanh quản                                                       

Để điều trị và giảm các triệu chứng của viêm thanh quản, khản tiếng có hiệu quả cao là dùng các thuốc theo Tây y như dùng kháng sinh phòng bội nhiễm nhóm beta-lactam như: amoxicillin, cephalosporin dạng viên hoặc siro với liều theo cân nặng. Nếu dị ứng với nhóm kháng sinh này thì có thay thế bằng kháng sinh nhóm macrolid... Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể cho dùng thuốc chống viêm, giảm phù nề, alpha-chymotrypsine dạng viên nén ngậm dưới lưỡi hoặc uống phối hợp với các thuốc giảm ho, kháng histamin uống. Thuốc ngậm tại chỗ cũng rất hữu ích trong viêm thanh quản, tuy nhiên thuốc sử dụng, liều dùng cũng như thời gian sử dụng phải theo chỉ định của thầy thuốc.
Đồng thời để nâng cao hiệu quả điều trị viêm thanh quản nhân dân ta thường sử dụng chanh tươi thái lát mỏng, nghệ tươi, đường phèn hấp cách thuỷ ngậm nhiều lần trong ngày. Hay dùng một số thảo dược như húng chanh, mật ong, quất, gừng, tía tô, ngải cứu, bạc hà... cũng cho kết quả tốt với viêm thanh quản, khản tiếng, mất, tránh những biến chứng đáng tiếc việc nghỉ ngơi, hạn chế nói, giữ ấm cổ,… có thể xảy ra.
Vậy nên để có được một giọng nói trong trẻo, cần phải biết cách phòng và giữ giọng nói bằng cách sử dụng giọng nói hợp lý phù hợp, không lá ó, quát tháo, hét to, hạn chế nói quá nhiều, có thể sử dụng các dụng cụ như micro, loa… giúp họng không phải gắng sức, giữ ấm cơ thể và họng khi thời tiết trở lạnh, mang khẩu trang khi ra ngoài, …, điều trị nhanh và dứt điểm các bệnh đường hô hấp để tránh biến chứng sang viêm thanh quản gây khản tiếng, mất tiếng. Vệ sinh miệng, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý là biện pháp phòng bệnh về hô hấp và viêm thanh quản hiệu quả.
Thanh Thanh



Rẻ quạt (xạ can) có tên khoa học là Belamcanda chinensis, là cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,5 đến 1m. Thân rễ, mọc bò, phân nhánh nhiều. Thân ngắn, bao bọc bởi những bẹ lá. Lá hình dải, dài 30cm, rộng 2m, gân song song, hai mặt nhẵn, toàn bộ lá xếp thành một mặt phẳng, xòe ra như cái quạt. Cụm hoa phân nhánh, hoa có cuống dài, màu vàng cam điểm những đốm tía. Quả nang hình trứng, nhiều hạt.Bộ phận dùng là thân rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái phiến.

Rẻ quạt có tác dụng chống viêm trong viêm họng, viêm thanh quản

Tác dụng của rẻ quạt đối với bệnh viêm họng, viêm thanh quản

Trong thí nghiệm invitro cao cồn thân rễ xạ can có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn gây bệnh viêm họng như tụ cầu, phế cầu, liên cầu, Bacillus subtilis, có tác dụng yếu đối với các chủng như: tụ cầu vàng, Enterococcus. Lá cũng có tác dụng ức chế vi khuẩn nhưng yếu hơn.
Thân rễ có tác dụng chống viêm và có độc tính thấp, đồng thời có tác dụng chống co thắt, và lợi tiểu nhẹ giúp làm giảm các triệu chứng viêm của viêm họng, viêm thanh quản.
Flavonoid toàn phần của rẻ quạt (xạ can) có tác dụng ức chế hoạt tính của men polyphenoloxydase huyết thanh người invitro, đây là men trong người sẽ tăng rõ rệt trong các bệnh nhiễm khuẩn, viêm cấp hay mạn như viêm họng cấp, viêm thanh quản mạn, khó nói….
Nghiên cứu sàng lọc trên cao nước thân rễ rẻ quạt (xạ can) cho thấy, chất belamcandaquinon A, tectorigenin, tectoridin   phân lập từ hạt xạ can có hoạt tính ức chế đặc hiệu COX là enzym quan trọng trong phản ứng viêm , belamcandol A và ardisianon A được chứng minh là có tác dụng ức chế đặc hiệu 5- lipoxygenase, enzym quan trọng trong phản ứng viêm.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước sắc rẻ quạt (xạ can) không gây độc cho cơ thể.

Công dụng của rẻ quạt ( xạ can ) đối với viêm họng, viêm thanh quản

Rẻ quạt (xạ can) được coi là 1 vị thuốc quí chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm. Ngày dùng 10-20g thân rễ tươi rửa sạch nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm hoặc nuốt dần hoặc dùng 3 đến 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm uống.
Tài liệu tham khảo:
  1. Cây thuốc và động vật làm thuốc tập II


Viêm thanh quản tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng viêm thanh quản gây cho người bệnh nhiều khó chịu, phiền toái trong cuộc sống cũng như công việc. Bệnh rất hay tái phát nếu không được điều trị triệt để tránh tái phát. Bởi vậy, khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời và triệt để.      

Viêm thanh quản gây khàn tiếng, mất tiếng…

Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm thanh quản

Ở những người thường xuyên phải dùng đến giọng nói, nói nhiều, nói to, nói liên tục như: người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng,… dây thanh dễ bị kích ứng quá mức, dẫn đến viêm thanh quản. Bên cạnh đó, khi phải làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm, thời tiết thay đổi, hút thuốc, uống rượu... cũng dễ làm dây thanh âm bị tổn thương, gây viêm thanh quản.

Triệu chứng của viêm thanh quản

Triệu chứng của viêm thanh quản cấp là nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, khô rát họng, ngứa họng sau đó là khản tiếng, có khi mất tiếng, bệnh nhân có cảm giác ngứa rát hoặc kích thích như kim châm ở thanh quản gây ho từng cơn, lúc đầu ho khan, sau có đờm nhầy hoặc mủ. Ngoài ra, khi soi thanh quản thấy niêm mạc sung huyết, dây thanh phù nề, xuất tiết nhầy,…

Điều trị viêm thanh quản

Nếu được điều trị đúng đắn và kịp thời, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần, sau 7 ngày thì khỏi. Riêng khản tiếng có thể kéo dài thêm vài ngày nữa. Những sự cố về giọng nói gây cho bệnh nhân nhiều khó chịu và phiền toái trong cuộc sống, thậm chí có người phải nghỉ việc, bỏ nghề mình yêu thích.
Khi bị viêm thanh quản, người bệnh cần được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, uống nhiều nước trà ấm, kiêng nói, không hút thuốc, kiêng rượu và các gia vị kích thích như tiêu, ớt. Ngoài ra, có thể sử dụng một số thuốc như: kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm ho, giảm xuất tiết,… Người bệnh nên được điều trị triệt để. Nếu để dai dẳng, viêm thanh quản có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, dẫn đến hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, khản tiếng, mất tiếng không hồi phục,…
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh nói to, nói nhiều; không uống rượu bia, cai thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm… để việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Nguyễn Liên



Viêm thanh quản mạn là viêm mạn tính niêm mạc  thanh quản, là tình trạng niêm mạc thanh quản bị biến đổi sau nhiều đợt viêm cấp tính. Viêm thanh quản mạn thường gặp ở người lớn gây khản tiếng, mất tiếng nên viêm thanh quản không đặc hiệu thường đi đôi với các tổn thương chức năng ở thanh quản.

Viêm thanh quản mạn thường gặp ở người lớn

1.      Nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn

Có nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản có thể do virus, viêm nhiễm, … hoặc có thể không rõ nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến như:
-          Do tính chất công việc: Các công việc  phải nói nhiều như giáo viên, diễn viên, người bán hàng, phát thanh viên… thở thổi thủy tinh.
-          Do viêm nhiễm:
+ Viêm mũi – xoang mạn, đặc biệt khi mủ chảy ở mũi sau về đêm nhiều, qua họng xuống gây kích thích thanh quản.
+ Viêm nhiễm khí – phế quản và phổi hiếm gặp hơn.
-          Do các yếu tố khác:
+ Nghiện thuốc lá, uống rượu
+ Làm việc nơi nhiều bụi, hơi khí kích thích
+ Do thời tiết: lạnh, ẩm, thay đổi thời tiết đột ngột.
-          Do thể trạng
+ Suy nhược cơ thể
+ Nhược cơ
+ Suy gan, xơ gan
+ Viêm loét dạ dày- tá tràng

2.      Điều trị viêm thanh quản

-          Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế nói, đặc biệt tránh nói nhiều, nói to, …
-          Tránh các yếu tố kích thích như: Thuốc lá, khói bụi, lạnh…
-          Tùy thể bệnh ta có các mức độ thực hiện khác nhau: dùng thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm, chấm thuốc, ….

3.      Nhưng lưu ý đối với bệnh nhân viêm thanh quản

-          Hạn chế và phân bổ thời gian nói hợp lý, nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như mic, loa…
-          Uống nhiều nước, đặc biệt là nước trà ấm. Cần bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi như cam, bưởi…
-          Thường xuyên vệ sinh mũi họng, điều trị dứt điêm các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…
-          Đeo khẩu trang để tránh bụi, sử dụng dụng cụ bảo vệ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại, giữ cho cơ thể luôn ấm.
-          Chườm nóng trước cổ, súc miệng nhiều lần bằng trà, ngậm mật ong chanh.
-          Không nên uống nước đá, la hét, khạc nhổ gây ảnh hưởng tới thanh quản.
Viêm thanh quản mạn tính thi thoảng lại xuất hiện các cơn cấp tính khi gặp các yếu tố thuận lợi vì vậy cần thực hiện các biện pháp phòng tránh viêm thanh quản để tránh sự tái phát của bệnh. Ngoài việc phòng tránh bằng các biện pháp trong sinh hoạt hàng ngày, có thể sử dụng thêm một số chế phẩm được tổng hợp từ các thảo dược có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng.
Lê Trang


MỘT SỐ ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ VIÊM THANH QUẢN CẤP
Viêm thanh quản cấp là tình trạng viêm cấp niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, hay gặp trong mùa lạnh, trong và sau các đợt cảm cúm hoặc viêm mũi, viêm họng cấp.
Viêm thanh quản cấp có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau tùy theo từng loại nguyên nhân, thường được chia ra: Viêm thanh quản cấp ở trẻ em và viêm thanh quản cấp ở người lớn. Nhưng thông thường hay gặp viêm thanh quản cấp ở trẻ em, hiếm gặp viêm thanh quản cấp ở người lớn.

1.    Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

·       Nguyên nhân    
Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp ngoài do nhiễm khuẩn, một hoặc nhiều loại. Ngày nay, các nguyên nhân do virus ngày càng gặp nhiều hơn. Các loại virus thường gặp như: influenza, virus A.P.C, virus  cúm… Cũng có trường hợp do vi khuẩn như liên cầu nhóm A tan huyết beta (Streptococcus pneumoniae) và Haemophilus influenzae, thường gặp ở các thể nặng như viêm thanh quản hạ thanh môn… viêm nắp thanh quản thường do H.influenzae type B (Hib) gây ra.
·       Triệu chứng:
-         Ho, chảy nước mũi.
-         Sau khi bị viêm mũi, viêm xoang thấy ho nhiều, có đờm, sốt, giọng khàn, mất tiếng.
-         Nặng hơn còn có các triệu chứng khó thở, có tiếng rít, khàn tiếng, nói mệt..
·       Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
-         Đảm bảo lưu thông đường thở
-         Chống nhiễm khuẩn
-         Giảm viêm, giảm phù nề bằng corticoid, nếu có chống chỉ định thì dùng giảm viêm không corticoid.
-         Điều trị triệu chứng: Sốt cao phải hạ sốt, giảm ho…
-         Kiêng nói, tránh lạnh, nghỉ ngơi
-         Nếu đã được xử trí như trên bệnh nhân vẫn khó thở, phải mở khí quản hoặc đặt nội khí quản qua đường mũi.
·       Nguyên nhân gây viêm thanh quản là virus
-         Giảm viêm như sử dụng corticoid
-         Giảm ho, giảm dị ứng: Dextromethorphan, Clopheniramin maleat…
-         Nhỏ mũi bằng dung dịch natri clorid 0,9% và oxymetazolin
-         Không cần điều trị kháng sinh
-         Kiêng nói, nghỉ ngơi, tránh lạnh
Điều trị nếu nguyên nhân là vi khuẩn
-         Điều trị như đối với trường hợp nhiễm virus và kết hợp sử dụng kháng sinh như trẻ nhỏ như amoxicillin
Khi đã điều trị như trên sau 3 -5 ngày bệnh nhân không thuyên giảm hoặc nặng hơn cần đưa lên tuyến trên.

Viêm thanh quản cấp hay gặp khi thời tiết thay đổi, sau cảm cúm, cảm lạnh…

2.    Viêm thanh quản cấp ở người lớn

·       Nguyên nhân
Viêm thanh quản cấp hay gặp về mùa lạnh, chủ yếu do virus, gặp ở nam nhiều hơn nữ, hoặc do vi khuẩn như Haemophillus influenza typ B, liên cầu nhóm A tan huyết beta (Streptococcus pyogenes), phế cầu (Streptococcus pneumoniae), tụ cầu vàng (Staphilococcus aureus) … thường hay gặp trong các thể nặng như viêm thanh thiệt cấp, viêm thanh khí phế quản…
·       Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
-         Đảm bảo lưu thông đường thở
-         Chống nhiễm khuẩn
-         Giảm viêm, giảm phù nề
-         Điều trị triệu chứng: Sốt cao phải hạ sốt, giảm ho, giảm đau…
-         Kiêng nói, tránh lạnh, nghỉ ngơi
-         Nếu đã xử trí như trên vẫn khó thở phải mở khí quản hay đặt nội khí quản
Lê Dũng


Sơ lược về giải phẫu thanh quản

Thanh quản là cơ quan phát âm và thở có dạng hình ống, nằm ở vùng cổ giữa, dưới xương móng và đáy lưỡi. Nó mở thông khí trên với họng miệng và phía dưới là khí quản. Thanh quản được cấu tạo bới một khung gồm 9 loại sụn khác nhau liên kết với nhau bởi dây chằng, các khớp và cơ.
-           Khung sụn bao gồm: Sụn nắp thanh quản, sụn giáp, sụn nhẫn, sụn phễu, sụn sừng, sụn vừng.
-           Các cơ: gồm có cơ ngoài thanh quản giúp nâng thanh quản lên hoặc hạ thanh quản xuống và nhóm cơ nội thanh quản. Các cơ bên trong thanh quản gồm 9 cơ đôi, 1 cơ lẻ.
- Niêm mạc thanh quản: Khung sụn và các cơ bên trong thanh quản được phủ một lớp niêm mạc, phủ kín khắp lòng thanh quản
- Mạch và thần kinh thanh quản: Gồm có động mạch, tĩnh mạch, bạch mạch, thần kinh.
- Các khoang thanh quản:
            + Về giải phẫu có 3 khoang : tiền đình, thanh thất, dưới thanh môn
            + Về lâm sàng chia ra làm 3 vùng thanh quản: vùng trên thanh môn, vùng thanh môn, vùng dưới thanh môn.

Thanh quản có chứa các chức năng quan trọng như hô hấp, phát âm, bảo vệ đường hô hấp dưới

Sinh lý thanh quản

Thanh quản có chứa các chức năng quan trọng như: chức năng hô hấp, chức năng phát âm, và chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới
-         Chức năng hô hấp là chức năng có ý nghĩa sống còn với cơ thể. Đây là chức năng mở thanh môn do cơ nhẫn-phễu sau đảm trách
-         Chức năng phát âm: Chức năng này cũng rất quan trọng góp phần căn bản vào việc tạo giọng nói, giọng hát của con người.
-         Chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới: Đáy lưỡi thành sau họng và các cột trụ amidan khẩu cái đều tham gia vào cử động nuốt.Phản xạ nuốt được dẫn truyền trong thần kinh lưỡi – họng làm ngừng hô hấp và co kéo các nếp phễu- nắp thanh quản, các dây thanh và làm nghiêng nắp thanh quản, đồng thời co các cơ trên xương móng làm nâng thanh quản lên trên và ra rìa trước . Lúc này nắp thanh quản đã che kín lối vào thanh quản và thức ăn đi tiếp xuống thực quản, không lọt vào thanh quản được.
( Tài liệu tham khảo: Tai mũi họng – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh)
Lê Na


THÔNG TIN SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

Thành phần của Tiêu Khiết Thanh:

Mỗi viên chứa:
Cao bán biên liên: 300mg
Cao rẻ quạt: 120mg
Cao bồ công anh: 50mg
Cao sói rừng: 50mg

Công dụng:

- Giúp phòng ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như: Viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng.
- Hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói.

Đối tượng sử dụng: 
 - Người bị viêm đường hô hấp trên mạn tính: viêm thanh quản, khản tiếng, viêm amidan.

Hướng dẫn sử dụng:

- Phòng ngừa: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
- Hỗ trợ điều trị: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên.
- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h
- Nên dùng một đợt liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Đăng ký: 15650/2014/ATTP-XNCB.
Sản xuất bởi: Công ty TNHH Tư vấn Y dược quốc tế IMC.
Địa chỉ: B18+19 Khu Hoàng Cầu - ô Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

More

Chuyên mục chính