MỘT SỐ ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM THANH QUẢN CẤP

MỘT SỐ ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ VIÊM THANH QUẢN CẤP
Viêm thanh quản cấp là tình trạng viêm cấp niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, hay gặp trong mùa lạnh, trong và sau các đợt cảm cúm hoặc viêm mũi, viêm họng cấp.
Viêm thanh quản cấp có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau tùy theo từng loại nguyên nhân, thường được chia ra: Viêm thanh quản cấp ở trẻ em và viêm thanh quản cấp ở người lớn. Nhưng thông thường hay gặp viêm thanh quản cấp ở trẻ em, hiếm gặp viêm thanh quản cấp ở người lớn.

1.    Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

·       Nguyên nhân    
Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp ngoài do nhiễm khuẩn, một hoặc nhiều loại. Ngày nay, các nguyên nhân do virus ngày càng gặp nhiều hơn. Các loại virus thường gặp như: influenza, virus A.P.C, virus  cúm… Cũng có trường hợp do vi khuẩn như liên cầu nhóm A tan huyết beta (Streptococcus pneumoniae) và Haemophilus influenzae, thường gặp ở các thể nặng như viêm thanh quản hạ thanh môn… viêm nắp thanh quản thường do H.influenzae type B (Hib) gây ra.
·       Triệu chứng:
-         Ho, chảy nước mũi.
-         Sau khi bị viêm mũi, viêm xoang thấy ho nhiều, có đờm, sốt, giọng khàn, mất tiếng.
-         Nặng hơn còn có các triệu chứng khó thở, có tiếng rít, khàn tiếng, nói mệt..
·       Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
-         Đảm bảo lưu thông đường thở
-         Chống nhiễm khuẩn
-         Giảm viêm, giảm phù nề bằng corticoid, nếu có chống chỉ định thì dùng giảm viêm không corticoid.
-         Điều trị triệu chứng: Sốt cao phải hạ sốt, giảm ho…
-         Kiêng nói, tránh lạnh, nghỉ ngơi
-         Nếu đã được xử trí như trên bệnh nhân vẫn khó thở, phải mở khí quản hoặc đặt nội khí quản qua đường mũi.
·       Nguyên nhân gây viêm thanh quản là virus
-         Giảm viêm như sử dụng corticoid
-         Giảm ho, giảm dị ứng: Dextromethorphan, Clopheniramin maleat…
-         Nhỏ mũi bằng dung dịch natri clorid 0,9% và oxymetazolin
-         Không cần điều trị kháng sinh
-         Kiêng nói, nghỉ ngơi, tránh lạnh
Điều trị nếu nguyên nhân là vi khuẩn
-         Điều trị như đối với trường hợp nhiễm virus và kết hợp sử dụng kháng sinh như trẻ nhỏ như amoxicillin
Khi đã điều trị như trên sau 3 -5 ngày bệnh nhân không thuyên giảm hoặc nặng hơn cần đưa lên tuyến trên.

Viêm thanh quản cấp hay gặp khi thời tiết thay đổi, sau cảm cúm, cảm lạnh…

2.    Viêm thanh quản cấp ở người lớn

·       Nguyên nhân
Viêm thanh quản cấp hay gặp về mùa lạnh, chủ yếu do virus, gặp ở nam nhiều hơn nữ, hoặc do vi khuẩn như Haemophillus influenza typ B, liên cầu nhóm A tan huyết beta (Streptococcus pyogenes), phế cầu (Streptococcus pneumoniae), tụ cầu vàng (Staphilococcus aureus) … thường hay gặp trong các thể nặng như viêm thanh thiệt cấp, viêm thanh khí phế quản…
·       Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
-         Đảm bảo lưu thông đường thở
-         Chống nhiễm khuẩn
-         Giảm viêm, giảm phù nề
-         Điều trị triệu chứng: Sốt cao phải hạ sốt, giảm ho, giảm đau…
-         Kiêng nói, tránh lạnh, nghỉ ngơi
-         Nếu đã xử trí như trên vẫn khó thở phải mở khí quản hay đặt nội khí quản
Lê Dũng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét